Thứ Năm, 10 tháng 9, 2009

फोलाठुय









































































































Ngoài Tết mừng năm mới "Chôl Chnăm Thmây" tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt, người Khmer Nam bộ còn ăn "Tết nông nghiệp"।








DDể thuận tiện cho việc tương trợ nhau, người Khmer quần cư thành những xóm nhỏ, gọi là phum, đông hơn thì kêu là Sốc (srok), thường xen kẽ với cộng đồng người Việt. Nền văn hóa tuyệt vời của người Khmer đã nảy nở giữa lòng phum sốc, gắn với những ngôi chùa hết sức thiêng liêng - một công trình kiến trúc mỹ thuật chạm trổ khéo léo, rất đặc trưng, được xem là "trái tim của người Khmer Nam bộ". Chính chùa chiền, phum sốc là môi trường giúp họ bảo tồn và phát huy tốt vốn văn hóa dân tộc, thông qua các lễ hội truyền thống dân gian.
Một trong những lễ hội chính của người Khmer Nam bộ là lễ hội Oóc ăm bok, còn gọi "lễ cúng trăng" hay "lễ đút cốm dẹp"। Do đặc điểm nhất định của nó, ta có thể xem đây là "Tết nông nghiệp", gắn liền với phương thức sản xuất chính của họ, đó là trồng lúa nước.








Theo cách ghi nhận của Hôna, vào lúc 0 giờ đêm rằm tháng 10, bóng của cây trụ trồng thẳng đứng trước sân không xê dịch một bên. Đó là thời điểm kết thúc chu kỳ của mặt trăng quay quanh trái đất. Một "năm cũ nông nghiệp" đã đi qua, bàn giao cho năm mới. Đó là dịp để bà con tạ ơn Thần Trăng, vị thần luôn lo việc thời tiết giúp bà con trồng trọt được mùa.








những ngày lễ hội tưng bừng này, về phần lễ trước hết là những lễ vật truyền thống gồm các đặc sản nông nghiệp như lúa, nếp, khoai, bắp hoặc trái chín đầu mùa mới thu hoạch, được chế biến thành nhiều thức ngon, dâng lên. Trong đó cốm dẹp là thức truyền thống không thể thiếu.









Tất cả được đem trưng bày trên một cái bàn nhỏ ngoài sân, nơi trống trải để Thần Trăng "thấy" mà chứng giám. Mọi người chắp tay thành kính, ngước nhìn Trăng, khấn vái với những lời lẽ tạ ơn



























































Ca hát dân gian trong lễ cưới của người Khmer Nam Bộ


Người Khmer Nam Bộ rất xem trọng ca hát. Trong lễ cưới (pithi Apea Pipea), họ có những bài hát riêng. Những bài hát này được phổ biến tron dân gian. Nó vừa diễn tả vừa ca ngợi tình cảm con người trong hôn nhân, những cuộc hôn nhân tốt đẹp, là kết quả của tình yêu đôi lứa.

Việc tổ chức hát dân gian trong lễ cưới được tiến hành qua ba giai đoạn: Vào lễ, làm lễ và chung giường. Các nghi thức lễ tiết đều mang tính nghệ thuật khá cao.

Trước tiên là vào lễ: Trước khi tiến hành lễ cưới, người ta tiến hành các lễ thăm hỏi, xin quyết định ngày cưới.

Đến ngày cưới, bên nhà trai đem lễ vật qua bên nhà gái. Đoàn đi rất đông, có dàn nhạc đi theo. Như đã quy định, nhà gái hôm ấy rào kín cổng, ý nói lên rằng bên nhà gái có cô dâu còn trinh tiết. Lúc đoàn nhà trai vừa tới cổng. Hai nhân vật đại diện cho nhà trai và nhà gái diễn cảnh xin được phép mở cửa rào. Nhà trai bắt đầu hát mở lời xa, gần, nào là chuyện xin đất làm nhà, nào là chuyện xin múc nước giếng... để tìm cớ xin vào nhà. Nhà gái vẫn khăng khăng từ chối. Gặp cảnh này, nhà trai bèn cử ông Maha rút dao ra múa điệu “múa mở rào” (Rom bơc-kơ-ri-bong) trông rất đẹp mắt. Nhà gái thấy phục tài mới mở cửa rào ra cho nhà trai vào.

Lễ cưới bắt đầu nhộn nhịp. Giàn nhạc trỗi lên, những người đến dự cưới cùng hát:

Người ta nói ông vua
Không bao giờ đi bộ
Khi thì vua cưỡi ngựa
Khi thì vua cưỡi voi
Phải có quan theo hầu
Đằng sau rồi đằng trước
Nào khiêng, nào đưa rước
Rằng hết sức tưng bừng
Sấm vang nghe đùng đùng
Như nổi lên hát múa
Cho tới khi vua ng
Ới nàng theo hầu ơi.

Lời hát vui đã thúc giục mẹ cô dâu cùng cô con gái (nếu nhà không có con gái thì con trai thay thế) ra cửa đón nhà trai, mời nhà trai vào. Tất cả ổn định. Chú rể được đưa đi vái nhà ông Tà, xin ông Tà nhận chú rể là thành viên mới của phum srock. Đoạn, tới “lễ cắt tóc”. Lễ này cũng diễn ra trong không gian ắp đầy âm thanh đầm ấm, thiết tha:

Bởi vì em yêu anh
Nên anh yêu em mãi
Muốn tình yêu chung thủy
Em cắt tóc tặng anh
Hỡi em yêu hiền lành
Mái tóc mềm đen nhánh
Anh mong điều may mắn
Trong chiếc kéo trên khay
Em hãy ngồi xuống đây
Dưới tàn cô so đũa
Mái tóc em buông xõa
Thay lời em yêu anh

(Bài cắt tóc)


Vào đêm đám cưới có ông lục tụng kinh, chúc phúc cho đôi trai gái. Cô dâu ngồi đối diện với ông lục. Chú rể ngồi bên trái ông Achar. Cô bác họ hàng ngồi bên cạnh gợi lên cảnh gia đình đầm ấm bên nhau. Sau khi ông lục tụng kinh xong, chủ nhà mời khách ăn uống, chú rể dâng bánh trái cho cha mẹ cô dâu để tỏ lòng nhớ ơn người đã sinh thành ra vợ của mình.

Đám cưới mở ra bằng “lễ cột tay” với hình ảnh chỉ hồng cột tay cô dâu chú rể. Buổi lễ được điểm xuyết bằng những âm thanh, tiết tấu và giai điệu du dương của bài hát “lễ cột tay”. Nhiều người đến chúc phúc, bài hát lại càng tha thiết với những lời hát cứ được lặp đi lặp lại:

Loại chim sáo thích ở rừng
Vui hát tưng bừng khi đậu cành cây
Mà cũng thích đó thích đây
Nhưng không thèm cám gạo xay sẵn rồi
Để anh đặt bẫy gài mồi
Ngay dưới tổ sáo, em ơi hãy chờ.


Sau lễ cột tay, người ta cho đôi vợ chồng vào buồng tân hôn. Vợ đi trước, chồng đi sau nắm vạt áo của vợ, y như hoàng tử Thông nắm vạt áo công chúa Rắn đi xuống thủy cung trong truyền thuyết của người Khmer.

Xong thủ tục trên, đôi trai gái thay y phục, ra ngoài chào đón khách.

Sau đó, đến lễ “Cuốn chiếu”. Lễ này do ông Maha thực hiện. Đôi chiếu được người nhà trai mang đi tới, đi lui nhiều lượt, rồi mới trải ra. Ông Maha múa, miệng luôn hát “Ai mua chiếu không?”. Không có tiếng trả lời. Buổi lễ lắng lại, ông Maha lại nói:"Ai chuộc chiếu này sẽ có uy thế lớn và sẽ giàu có, đông con”. Nghe tới câu này, cặp mắt chú rể sáng lên, vội chạy đến ông Maha xin chuộc chiếu. Thấy cảnh đó, mọi người bèn đến vây quanh, hoan hô chú rể. Họ không tiếc lời chúc tụng vì chú rể đã có suy nghĩ và việc làm đúng. Khi chú rể chuộc được chiếu, người sinh thành cô dâu mời hai người đàn bà có đạo đức, gia đình khá giả, hạnh phúc vào trải chiếu cưới.

Góp vui trong lễ cuốn chiếu, bà con lối xóm và họ hàng vừa nhập tiệc vui vẻ vừa tham gia văn nghệ qua những bài hát đối đáp (Ayay) nam nữ, giúp vui.

... Suốt trong lễ cưới, không khí lúc nào cũng sôi nổi, rộn ràng, song cũng không kém phần thân thiết, ấm áp. Những bài ca dân gian nói về tình yêu chân thật, thiết tha làm lòng người không khỏi bâng khuâng, xao xuyến. Khi cuộc vui sắp tàn, người ta hát bài “Tiễn khách ra về”. Bài ca có nội dung như sau:








Ôi, những người lớn tuổi trong làng ta
Đã có mặt trong nhà phía sau rồi phía trước
Các ông đã ban cho ta lời chúc phúc
Mọi việc trên đời được suôn sẻ ấm êm
Anh đã cắt rau và buộc lại, em ơi
Rau anh đã cắt rồi buộc lại
Hãy tha thứ cho những gì còn non dại
Như cắt rồi buộc lại thì mọi việc sẽ xong

Sau cùng là “lễ chung giường”. Lễ diễn ra vào buổi tối. Đôi tân hôn chia nhau các thức ăn đã cúng tổ tiên; đút chuối, chia nước dừa cho nhau, vợ vào trước, chồng theo sau. Sau khi dặn dò cách nằm ngủ thể hiện sự tôn trọng nhau, hai bà bước ra ngoài.

Lễ cưới đã xong. Lời ca điệu múa cũng khép lại.

Ngày nay, vì nhiều lý do, lễ cưới của người Khmer Nam Bộ đã được giản lược khá nhiều. Thay vì tổ chức ba ngày như trước kia, người ta chỉ tổ chức trong vòng có một ngày và các lễ tiết không cần thiết cũng được bỏ đi. May mắn làm sao, một số người theo truyền thống vẫn giữ được nếp xưa. Trong lễ cưới, âm điệu thiết tha của những bài hát cưới vẫn vang lên đầm ấm, tha thiết, ngọt ngào.
















































































Thứ Ba, 25 tháng 8, 2009

फोअल्थुय











































































































































Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer Nam

một năm, đồng bào Khmer Nam bộ có khá nhiều lễ hội। Nhưng quan trọng nhất của họ vẫn là ba lễ hội, tuần tự như sau: Chol Chnam Thmay, Dolta và Ok Om Bok. Chol Chnam Thmay có nghĩa là “lễ chịu tuổi” hay “vào năm mới”, mà ta thường gọi là tết.
“Cũng như mọi dân tộc trồng lúa nước ở Đông Nam Á, người Khmer tồn tại nhiều lễ nghi nông nghiệp diễn ra theo chu kỳ gió mùa và chu kỳ canh tác. Người Khmer mừng tết vào giữa tháng “chết” (tức khoảng giữa tháng 4 dương lịch) ngày 13-14-15 gọi là Chol Chnam Thmay. Đây là thời điểm mùa khô kết thúc và mùa mưa sắp đến” (Toan Ánh, “Nếp cũ - Hội hè đình đám”, quyển thượng, tr.259, NXB Trẻ, 2005). Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer Nam bộ cũng giống như Tết Nguyên đán của đồng bào Kinh. Tết này có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Khmer Nam bộ vì nó vừa là ngày mở đầu năm mới, mở đầu thời vụ mới, cũng là ngày hạnh phúc tươi vui nhất trong năm mới. Đây còn là dịp nam nữ thanh niên trong phum sóc quen biết, tìm hiểu nhau, có thể tiến tới cuộc hôn nhân tốt đẹp trong tương lai... Cũng như Tết cổ truyền của các dân tộc khác, Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ tuy có cùng ý nghĩa, nhưng lại được tổ chức với vài tập tục khác biệt theo bản sắc văn hóa của mình. Vì là một cộng đồng dân tộc theo Phật giáo Tiểu thừa, nên mọi sinh hoạt Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer Nam bộ đều diễn ra tại chùa.

Với Chol Chnam Thmay, cũng như Dolta và Ok Om Bok, đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ thức hầu như suốt đêm trong chính điện hoặc trong sân chùa để nghe thuyết pháp, tụng kinh; để vui chơi bên nhau. Hàng quán bày các nơi trong khuôn viên chùa, là dịp để đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ giới thiệu với các bạn phương xa nền văn hóa ẩm thực độc đáo của họ. Ngoài bún nước lèo nức tiếng gần xa, còn có bánh ống được làm bằng khoai mì mài vắt ráo nước, gạo vo rút nước phơi ráo xay khô đâm nhuyễn, dừa rám nạo rồi bằm, tất cả trộn đường cát. Cho hỗn hợp này hấp chín trong hai (hoặc bốn) chiếc ống tre cách thủy trên miệng nồi đất. Bánh chín, tròn dài nổi bật trên nền lá chuối xanh tươi. Cắn nhẹ, cảm giác bánh xốp như bánh bò bông tan dần trên mặt lưỡi. Nhưng bánh dùng để cúng trong chùa của đồng bào dân tộc Khmer độc đáo hơn là bánh gừng mà họ gọi là Num-khơ-nhây. Bánh làm bằng nếp vo sạch để ráo cho vào cối đâm nhuyễn rồi sấy hoặc phơi khô. Trộn đều bột này với hột gà, bột nang mực, nước chanh tươi rồi nắn hình củ gừng. Chiên trong chảo dầu hoặc mỡ, bánh chín vớt ra lăn đều trên mâm đường cát trắng thắng sền sệt rồi đem phơi nắng là được. Bánh ăn giòn mềm, càng nhai càng nghe vị ngọt béo bùi lan trên mặt lưỡi...

Ngoài 2 loại bánh vừa nêu, để cúng chùa, người ta chuẩn bị các loại bánh mứt khác cùng đồ ăn thức uống các loại khá chu đáo, nhưng nhất thiết phải có 5 loại bánh: Nùm chruốt (bánh tét nhân mỡ), Nùm chết (bánh dừa nhân chuối), Nùm tiên (bánh ít), Nùm niềng nóc và Nùm bóc cháp (bánh bột nhân dừa). Cùng với hương đăng hoa quả, họ mang tất cả vào chùa cúng bái với mong ước mưa thuận gió hòa, gia đình an khang hạnh phúc, con cháu học hành tấn tới nên người. Bên cạnh đó người ta còn làm công quả ở chùa song song với việc tham dự các cuộc vui diễn ra tại đây. Các cuộc vui diễn ra tại sân chùa gồm: đá cầu, ném banh, kéo co, đấu khăn, rồng rắn, bịt mắt bắt dê... Nhưng phổ biến nhất là trò ném Chô chhuôn giữa hai đội nam và nữ. Đội này ném cái khăn cuộn tròn sang đội kia, vừa ném vừa hát tạo ra không khí sôi nổi, hào hứng. Ở một số tỉnh còn tổ chức hát Ta rốt. Đoàn hát đi từ nhà này sang nhà khác, phum sóc này sang phum sóc khác. Trong đoàn có một người đóng vai thợ săn, hai người giả làm hươu. Mỗi người còn lại trong đoàn cầm một chiếc gậy đầu buộc tua vải nhiều màu, vừa đi vừa gõ nhịp xuống đất vừa hát, tới đâu cũng được bà con thưởng tiền bạc hoặc quà bánh. Đáng tiếc là trò vui đậm chất văn hóa dân gian này của họ ngày nay không còn phổ biến như xưa!

Chol Chnam Thmay diễn ra trong 3 ngày: ngày đầu tiên gọi là Chol Sangkran Thmay, ngày thứ hai gọi là Wonbơt và ngày cuối cùng gọi là Lơn Săk. Trong đêm giao thừa, mọi nhà đốt đèn, thắp hương, làm lễ đưa Têvôđa năm cũ và rước Têvôđa năm mới. Theo quan niệm của người Khmer Nam bộ, họ tin rằng, Têvôđa là một vị tiên được trời sai xuống trần gian chăm lo cho dân chúng trong một năm. Hết năm đó, trời lại sai một vị khác xuống làm thay công việc chăm lo cho dân. Hiện nay, vẫn còn một số gia đình đưa con trai vào chùa kính Phật, làm lễ quy y đúng vào đêm giao thừa. Theo quan niệm của họ, đây là giờ lành tháng tốt, là giờ khắc tốt nhất trong năm, nên việc xuất gia tu hành gặp nhiều điều tốt đẹp cho bản thân người con mà còn cho cả gia đình.

Sáng sớm ngày thứ nhất, Chol Sangkran Thmay, người ta chọn một giờ tốt (thường là lúc 7 giờ sáng, 5 giờ chiều hay 12 giờ khuya, tùy theo năm) để tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, mang lễ vật, nhang đèn vào chùa làm lễ rước lịch Maha Sangkra. Một vị Acha điều khiển mọi người đứng xếp hàng rồi đi quanh chính điện, vừa đi vừa tụng kinh mừng năm mới. Ban đêm, những người lớn tuổi tụ họp trong giảng đường nghe sư thuyết pháp, còn thanh niên nam nữ thì tham gia các trò chơi dân gian, hát dù-kê, rô-băm, múa lăm-thôn... tại sân chùa.

Sáng sớm ngày thứ hai, Wonbơt, người ta dâng cơm cúng dường các nhà sư, gọi là Ween chong ham. Theo tục lệ nhà chùa, vào ngày sóc, vọng, ngày tết, lễ... các tín đồ đi chùa lạy Phật và góp phần nuôi sư sãi bằng cách mang cơm và thức ăn mời các nhà sư. Trước khi thọ bát, các sư tụng kinh cầu phúc cho những người đã đem thức ăn cúng dường, đồng thời làm động tác ban thức ăn cho những oan hồn uổng tử. Buổi chiều, tiến hành lễ đắp núi cát, gọi là Puôn phnum khsach. Đây là một tập tục lưu truyền theo sự tích về một người làm nghề săn bắn từ lúc trẻ đến già đã giết rất nhiều muông thú. Về già, ông luôn ám ảnh bởi những loài thú mà ông đã săn bắn, chúng lúc nào cũng đòi mạng ông. Nhưng nhờ ông được sư sãi hướng dẫn cách đắp núi cát để tích phước. Ông bảo các loài chim muông nếu muốn đòi nợ ông thì hãy đem đi hết những hạt cát mà ông đã đắp. Nhưng các loài muông thú bất lực, đành kéo nhau đi, từ đó ông thợ săn già cố gắng tích đức cho đến một ngày ông về với cõi Phật.

Để đắp núi cát, người ta dùng cát sạch đổ thành đống bên ngoài hành lang trước sân chùa. Theo sự hướng dẫn của các vị Acha, người ta lấy cát đắp 9 ngọn núi nhỏ gồm 8 ngọn ở 8 hướng và 1 ngọn ở chính giữa. Ngọn chính giữa tượng trưng cho trung tâm trái đất, còn lại tượng trưng cho bốn phương, tám hướng của vũ trụ. Đắp núi xong, người ta dùng tre (hoặc vật liệu khác) rào quanh 9 ngọn núi này. Tiếp theo là đến phần lễ quy y cho núi, đến ngày hôm sau thì làm lễ xuất thể. Tất cả các nghi lễ này đến ngày nay được gìn giữ gọi là Anisong Puôn Phnom khsach nghĩa là phúc duyên đắp núi cát. Tục đắp núi cát có ý nghĩa ngăn trở ma quỷ và những điều xấu, đồng thời nhắc nhở mọi người nên tích phúc để ngày một cao vời, lớn lao như núi và lan dần khắp bốn phương, tám hướng.

Ngày thứ ba, Lơn săk, tiến hành lễ tắm Phật sau khi dâng cơm sáng và trưa cho các vị sư. Người ta dùng nước sạch thả vào đó những bông hoa có mùi thơm, rồi dùng những nhánh hoa nhúng vào vẩy lên tượng Phật, sau đó tắm cho các vị sư cao niên, các ngôi tháp đựng hài cốt các nhà sư đã viên tịch, các nghĩa trang... Đây là một nghi lễ rất quan trọng với đồng bào Khmer Nam bộ vì họ tin rằng sẽ được Phật tha thứ cho những lỗi lầm thiếu sót trong năm cũ, gọi là lễ Kha ma tôs, giống lễ sám hối của Phật giáo Đại thừa; ban nhiều sức khỏe, làm ăn trúng mùa, ý nguyện được thành, xóm làng yên ổn, tai qua nạn khỏi... trong năm mới.

Đặc biệt, đồng bào Khmer ở Bạc Liêu cũng có lễ Thanh minh, gọi là Băng skôil. Trước Chol Chnam Thmay, bà con dọn dẹp, sơn phết tháp thờ hài cốt ông bà, cha mẹ mình cho gọn gàng, đẹp đẽ. Sau đó, nhờ nhà sư làm lễ cầu cho linh hồn ông bà tổ tiên mình được siêu sanh miền Tịnh độ. Đây cũng là dịp họ nhờ các sư tụng kinh siêu thoát cho những tháp mộ không người thân chăm sóc. Lễ viếng mộ kết thúc, họ trở về nhà tắm tượng Phật thờ trong gia đình. Tiếp đó, con cháu đem bánh mứt trà rượu mời ông bà, cha mẹ dùng cùng những lời chúc mừng năm mới tràn đầy sức khỏe, gặp nhiều may mắn... Nhiều chục năm trước, đây còn là dịp để họ tổ chức lễ tát nước vào người lớn tuổi lấy hên - giống như lễ Song Kra ở Thái Lan. Nhưng tập tục này đã chấm dứt từ lâu, thay vào đó là dùng nước sạch ngâm bông có mùi thơm thấm vào quần áo, đồ dùng của ông bà, cha mẹ như một lời cầu chúc may mắn đầu năm.

Chol Chnam Thmay là ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ, là nét văn hóa đặc sắc bên cạnh nét văn hóa đặc sắc khác của các dân tộc anh em ở nước ta, làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc.